Khối lượng Hệ_đo_lường_cổ_Việt_Nam

Theo [14],[15], các đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam là:

Đơn vị đoHán/Nôm[7][8]Giá trị cổChuyển đổi cổGiá trị hiện nayChuyển đổi hiện nay
tấn604,5 kg10 tạ1000 kg10 tạ
quân[10]302,25 kg5 tạ500 kgkhông còn dùng
tạ60,45 kg10 yến100 kg10 yến
bình[10]30,225 kg5 yến50 kgkhông còn dùng
yến...6,04510 cân10 kg10 cân
cân604,5 g16 lạng1 kg10 lạng
nén...378 g10 lạng......
lạng37,8 g10 đồng (hoa)100 g...
đồng hay hoa3,78 g10 phân10 g...
phân0,38 g10 ly......
ly hay li37,8 mg10 hào......
hào3,8 mg10 ti......
ti0,4 mg10 hốt......
hốt0,04 mg10 vi......
vi0,004 mg.........

Chú ý:

  • Tấn khi nói về trọng tải của tàu bè còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối, theo [15].
  • Cân còn được gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân tây" là kilôgam.
  • Nén còn được chép là 375 gam ở một tài liệu[15], tuy nhiên giá trị này mâu thuẫn với giá trị của lạng từ cùng tài liệu này là 37,8 gam. Giá trị 375 gam phù hợp với quy ước đo khối lượng kim hoàn.
  • Đồng dùng trong đo khối lượng còn được gọi là "đồng cân"[15].

Thành ngữ tiếng Việt:

  • "Của một đồng, công một nén": thành ngữ này muốn về một vật có giá trị vật chất nhỏ nhưng công sức để làm ra lớn (1 nén = 100 đồng).
  • "Kẻ tám lạng, người nửa cân": thành ngữ này muốn nói rằng hai bên bằng nhau (8 lạng = ½ cân, theo chuyển đổi cổ).

Kim hoàn

Trong giao dịch vàng, bạc, đá quý,...

Thời Pháp thuộc chính quyền còn ấn định một số trọng lượng để dễ bề trao đổi:

  • 1 nén = 2 thoi = 10 đính = 10 lượng[10]

Đơn vị địa phương